Thúc cho mau chín, trái với việc cần giữ tươi lâu, thì một số loại trái cây lại được thúc chín ép hàng loạt như mít, sầu riêng... Hiện tượng trái cây được giữ tươi lâu, thậm chí là 4-6 tháng chỉ có thể do trái cây được tẩm ướp với các hóa chất cấm sử dụng như thuốc diệt cỏ CO 2,4D, hóa chất có gốc clo. Tát cả các chất giúp tiêu diệt các loại vi sinh vật bám vào trái cây. Trái cây khi nhúng hóa chất không những bảo quản được lâu hơn mà còn có vẻ ngoài cứng hơn, tươi hơn.
Các loại hóa chất nhúng trái cây này cực độc cho sức khỏe.
Hiện nay theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP.HCM chia sẻ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ bị phạt tiền; các mức phạt tương ứng với các hành vi cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không có trong danh mục được phép sử dụng, hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm. Ngoài ra, tang vật thu được sẽ bị áp dụng biện pháp tiêu hủy để khắc phục hậu quả.
Đừng nói Trung Quốc tuồn trái cây độc hại hóa chất vào Việt Nam. Đôi khi chính người Việt lại tự hại mình. Bởi thế Napaco Việt Nam cho rằng việc mua trái cây có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là điều quan trọng khi tồn tại hiện nay.