Waluda, nhà sinh thái học từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh Quốc đã nhìn thấy những dấu hiệu đáng lo ngại từ việc con người thải rác thải nhựa xuống biển. Những chiến dịch uy tín và chương trình truyền hình như phần kết của loạt phim tài liệu Blue Planet II của BBC, với Sir David Attenborough nhấn mạnh vấn đề rác thải nhựa đang gây ra cho đại dương khắp thế giới, đã giúp công chúng ngày càng ý thức về vấn đề này hơn.
Công ty sản xuất khay nhựa định hình – Napaco được biết Phản ứng với áp lực ngày càng gia tăng, các chính phủ, nhà sản xuất và bán lẻ bắt đầu cùng nhau giải quyết làn sóng rác thải nhựa.
Nhưng việc thay đổi căn bản cách thức chúng ta vẫn mua bán hàng hóa này sẽ tốn bao nhiêu tiền?
Nhiều công ty nỗ lực xử lý số lượng rác thải nhựa từ sản phẩm của họ thừa nhận việc này sẽ làm giảm lợi nhuận. Chẳng hạn như Coca-Cola sản xuất ra 38.250 tấn bao bì nhựa ở Anh Quốc mỗi năm và ước tính cho thấy công ty này bán hơn 110 tỷ chai nhựa sử dụng một lần khắp toàn cầu. Những con số thực sự quá đáng sợ phải không nào?
Trong tháng 7/2018, đảo quốc Vanuatu nhỏ xíu trên Đại Tây Dương trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm sử dụng bao bì nhựa, bao bì nhựa định hình, ống hút và các loại hộp đựng thức ăn làm từ polystyrene [chất liệu nhựa đa năng thường được dùng làm bao bì thực phẩm.
Cùng với Coca-Cola, nhà sản xuất thức uống Pepsi, công ty đa quốc gia về thực phẩm và sản phẩm tẩy rửa Unilever, nhà sản xuất thực phẩm Nestle và công ty mỹ phẩm L'Oreal đã cùng cam kết sẽ đảm bảo bao bì họ sử dụng có thể sử dụng lại được, tái chế được hoặc tự phân hủy từ năm 2025.
Nhưng bất chấp những cam kết đó, phần lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống vẫn đang cố gắng tìm cách đạt được mục tiêu mà họ tự đặt ra.
Một số chuyên gia lo ngại nếu không có cách tiếp cận đúng đắn, sự vội vàng cấm bao bì nhựa trong việc mua sắm sẽ chỉ khiến hàng hóa ta mua đắt tiền hơn. Hy vọng mỗi cá nhân trong chúng ta cũng dần thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa.