Theo Napaco - công ty sản xuất khay nhựa định hình việc hiểu ý nghĩa những con số này khá quan trọng. Bao bì thực phẩm là phần tiếp xúc trực tiếp và có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thực phẩm. Nếu bao bì không đảm bảo an toàn, chất lượng kém hoặc chứa các chất độc hại sẽ dễ dàng ngấm vào thực phẩm, gây nguy hại cho sức khỏe người dùng. Liên quan tới bao bì nhựa, trước đó, không chỉ nước Pháp mà nhiều nước trên thế giới đã cấm tất cả cốc, chén, dao, muỗng... sử dụng một lần làm bằng nhựa. Thế nhưng hầu hết 95% người dân Việt vẫn thản nhiên ăn chúng hàng ngày.
Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm- Đại học Bách khoa Hà Nội ) các loại bao bì nhựa dẻo chủ yếu là các hóa chất cao phân tử PVC (polyvinyl clorur), PE (polyethylen)... Để đúc khuôn tạo dáng cho các bao bì này người ta phải thêm chất hóa dẻo (plasticizer) là các hóa chất có cấu trúc tương tự tạo thành nhóm gọi là các “dẫn chất phtalat” như monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), monomethyl phtalat (MMP)... Các dẫn chất phtalat này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm và dược phẩm. Bởi thế việc lơ là không chú ý đến ý nghĩa những con số vô cùng nguy hiểm.
Cụ thể, theo QUATEST 3, dưới đáy của các hộp, chai nhựa có các con số từ 1 đến 7 nằm gọn trong dấu hiệu “recycle” (tái chế), đó chính là số hiệu phân loại nhựa. Cụ thể như sau:
Số 1: Nhựa PET (nhựa polyethylene terephthalate) có thể tái chế nhưng cần rửa sạch
Hầu hết hộp nhựa pet chai nước khoáng, chai nước ngọt, chai dầu gội, chai xúc miệng…đều thuộc loại đồ nhựa số 1 PET (Polyethylene terephtalate). Loại nhựa này được đánh giá là khá an toàn và không gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe nên có thể dùng để chứa đựng thực phẩm. Tuy nhiên các chai nhựa có kí hiệu này chỉ nên sử dụng một lần. Nếu tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ C, không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.
Số 2: Nhựa HDPE có thể tái chế
Các chai nhựa này có khả năng chịu nhiệt đến 110 độ C, thường được dùng đựng thực phẩm, sữa tắm, chai nhựa có tỷ trọng Polyethylen cao như sữa hộp, chai thuốc tẩy, chai sữa chua, bình đựng chất tẩy rửa, đồ chơi và một số loại túi nhựa hoặc các vật có độ tinh khiết cao.… Ngoài ra, tất cả các thùng nhựa được dùng riêng cho bảo quản thực phẩm đều được làm từ loại nhựa này.
Số 3: Nhựa PVC rất độc không thể tái chế
Số 4: Nhựa LDPE - polyethylene có thể tái chế
Số 5: Nhựa PP (nhựa polypropylene) có thể tái chế
Số 6: Nhựa PS (polystiren) độc hại không thể tái chế